Bài thơ anh gởi cho HBTT và Thủy hay lắm! Nhưng Vũ Thủy nhận lấy câu đầu tiên: Giáo đường chuông giục gọi tâm hư Còn lại 3 câu dưới dành cho Sr. Hoàng Yến, hihihi! À mà anh Danh ơi, em không biết gì về hai chữ "Chân Như", anh giải thích cho Thủy với nhé!
Chào Vũ Thủy. Câu trả lời của tôi ở đây ngắn gọn. Nếu không đạt được sự rành mạnh, sáng sủa thì đó là cái yêu kém của tôi. Mong Vũ Thủy thông cảm
CHÂN NHƯ
Đây là khái niệm quan trọng của Phât Giáo Đại Thừa. Nó chỉ tính cách tuyệt đối cuối cùng của vạn sự . Chân Như chỉ thể tính Thường hắng ( Bất diệt) - Cái Nhất Thể - Cái Uyên Nguyên nằm ngòai lý luận nhận thức của con người.
Qua quan niêm về những đặc tính “Chân Như” của Phật Giáo Đại Thừa như thế, thì theo tinh thần thần học Kitô Giáo cái bản tính Tòan Năng – Tòan Thiện- Vĩnh Cửu – Bất khả tư duy đó chính là đấng Tòan Trí –Tòan Năng - Đấng mà được nghe trong bài đọc lễ vọng Phục Sinh: Ngài là Alpha và Omega - Là Thiên Chúa của chúng ta.
Xin thưa với quý anh chi: Trong thơ văn của tôi, tôi thường dùng một số từ ngữ nhà Phật để diễn đạt tư tưởng. Lý do tôi thiên về lối thơ Thiền . Thơ thiền thường thường là lọai thơ ngắn, gon, cô đọng điển hình là lọai thơ Tứ Tuyệt mà một số từ ngữ Phật Giáo mới nói lên hết cái tính hư huyễn của tư tưởng Đông Phương. Dù vậy qua những từ ngữ Phật Giáo ấy thơ tôi vẫn luôn tiềm ẩn,chấc chứa nền tảng đức tin của một Kitô hữu Lấy nét vô thường của mênh mông Chúa đem tô điểm nụ sen hồng
Nhân tiện đây xin thưa với quý anh chi trong Blog VCN
Tư tưởng vượt qua búc tường tôn giáo để đạt tới sư thông cảm, đối thọai với tôn giáo bạn, tôi và Lm Trân Cao Tường đã gặp phải ít nhiều chống đối khi cha đặt danh mục cho trang ảnh : Trang Ảnh Nghệ Thuật –Chiêm Niệm Thiền trên trang Web DungLac.org mà tôi là người đã hợp tác với Cha từ lúc khởi đầu. Chúng tôi đã cố gắng giải thích chữ Thiền theo quan niệm Kitô Giáo chứ không hẵn Thiền là các đăc hữu, đặc quyền của Phật Giáo. Chính vì thế trên trang Ảnh cho tới nay có một số người tham gia là những phật tử thuần thành, chay trường
Nếu quý anh chị trong nhóm VCN thấy có gì không ổn vì điền này xin vui lòng cho tôi biết. Ngọc Danh
Anh Ngọc Danh quý mến, Cảm ơn anh đã giải thích rất rõ ràng về "Chân Như", và bây giờ em đã hiểu 100% nghĩa của câu cuối cùng rồi. Mặc dù Thủy không biết nhiều về "Thiền" nhưng như anh thấy Thủy đã cảm nhận được nét "Thiền" phảng phất trong thơ anh qua bài Sen Hồng. Theo Thủy nghĩ một người Ki-tô hữu chân chính không thể bị dị ứng với "Thiền". Cũng như anh đã nói "Thiền" không phải là sở hữu riêng của nhà Phật, nó cũng như ta dùng chữ chiêm niệm thôi mà. Một lần nữa, Thủy muốn nói: Bài thơ Sen Hồng tuyệt lắm! Chỉ với 4 câu 28 chữ anh đã gói gọn được rất nhiều điều trong quan niệm về vạn vật đối với cả hai: Ki-tô giáo và Phật giáo. . . Chỉ với bài thơ ngắn như vậy, Thủy đã nhận ra cái vẻ "Thiền" trong thơ anh đấy thôi. nếu đã là hay , là tuyệt sao ta lại không dùng?
Vũ Thủy mến Theo như VT trình bày thì em có một tinh thần phá chấp rất cao. Chính cái tinh thần phá chấp này nên thơ em bay bổng nhẹ nhàng như bài Gọi Nắng Vào Tim đã được Phạm TRung phổ nhạc. Anh rât yên bài hát này. Tuy nhiên thơ Thiền rất kén(ít)độc giả. Một bài thơ chỉ mong có một vài người đồng cảm là vui lắn rồi. Chuc VT môt cuối tuần thật an bình.
Gởi anh Ngọc Danh,
ReplyDeleteTHƠ ANH
Thơ anh đậm nét chữ suy tư
Thu gọi chiều rơi lá giã từ
Cò trắng nghiêng tai hồn thổn thức
Giáo đường chuông giục tiếng đầy dư.
I would like to share too!!
ReplyDeleteHồn thơ Chúa gởi núi sion
Tiếng hạc kêu sa hồn đứng lặng
Hồi chuông rung động giờ tỉnh thức
Hồn thơ xin nối tiếp câu kinh.
HBBT
Gời HBTT-Vũ Thủy.
ReplyDeleteGiáo đường chuông giục gọi tâm hư
Vào tận hồn em - đóa nhân từ
Chuyển hóa thành nhạc trong thánh điện
Nối kết hồn trần với Chân Như
Ngọc Danh
Bài thơ anh gởi cho HBTT và Thủy hay lắm!
ReplyDeleteNhưng Vũ Thủy nhận lấy câu đầu tiên:
Giáo đường chuông giục gọi tâm hư
Còn lại 3 câu dưới dành cho Sr. Hoàng Yến, hihihi!
À mà anh Danh ơi, em không biết gì về hai chữ "Chân Như", anh giải thích cho Thủy với nhé!
Chào Vũ Thủy.
ReplyDeleteCâu trả lời của tôi ở đây ngắn gọn. Nếu không đạt được sự rành mạnh, sáng sủa thì đó là cái yêu kém của tôi. Mong Vũ Thủy thông cảm
CHÂN NHƯ
Đây là khái niệm quan trọng của Phât Giáo Đại Thừa. Nó chỉ tính cách tuyệt đối cuối cùng của vạn sự . Chân Như chỉ thể tính Thường hắng ( Bất diệt) - Cái Nhất Thể - Cái Uyên Nguyên nằm ngòai lý luận nhận thức của con người.
Qua quan niêm về những đặc tính “Chân Như” của Phật Giáo Đại Thừa như thế, thì theo tinh thần thần học Kitô Giáo cái bản tính Tòan Năng – Tòan Thiện- Vĩnh Cửu – Bất khả tư duy đó chính là đấng Tòan Trí –Tòan Năng - Đấng mà được nghe trong bài đọc lễ vọng Phục Sinh: Ngài là Alpha và Omega - Là Thiên Chúa của chúng ta.
Xin thưa với quý anh chi: Trong thơ văn của tôi, tôi thường dùng một số từ ngữ
nhà Phật để diễn đạt tư tưởng. Lý do tôi thiên về lối thơ Thiền . Thơ thiền thường thường là lọai thơ ngắn, gon, cô đọng điển hình là lọai thơ Tứ Tuyệt mà một số từ ngữ Phật Giáo mới nói lên hết cái tính hư huyễn của tư tưởng Đông Phương. Dù vậy qua những từ ngữ Phật Giáo ấy thơ tôi vẫn luôn tiềm ẩn,chấc chứa nền tảng đức tin của một Kitô hữu
Lấy nét vô thường của mênh mông
Chúa đem tô điểm nụ sen hồng
Nhân tiện đây xin thưa với quý anh chi trong Blog VCN
Tư tưởng vượt qua búc tường tôn giáo để đạt tới sư thông cảm, đối thọai với tôn giáo bạn, tôi và Lm Trân Cao Tường đã gặp phải ít nhiều chống đối khi cha đặt danh mục cho trang ảnh : Trang Ảnh Nghệ Thuật –Chiêm Niệm Thiền trên trang Web DungLac.org mà tôi là người đã hợp tác với Cha từ lúc khởi đầu. Chúng tôi đã cố gắng giải thích chữ Thiền theo quan niệm Kitô Giáo chứ không hẵn Thiền là các đăc hữu, đặc quyền của Phật Giáo. Chính vì thế trên trang
Ảnh cho tới nay có một số người tham gia là những phật tử thuần thành, chay trường
Nếu quý anh chị trong nhóm VCN thấy có gì không ổn vì điền này xin vui lòng cho tôi biết.
Ngọc Danh
Anh Ngọc Danh quý mến,
ReplyDeleteCảm ơn anh đã giải thích rất rõ ràng về "Chân Như", và bây giờ em đã hiểu 100% nghĩa của câu cuối cùng rồi.
Mặc dù Thủy không biết nhiều về "Thiền" nhưng như anh thấy Thủy đã cảm nhận được nét "Thiền" phảng phất trong thơ anh qua bài Sen Hồng. Theo Thủy nghĩ một
người Ki-tô hữu chân chính không thể bị dị ứng với "Thiền". Cũng như anh đã nói "Thiền" không phải là sở hữu riêng của nhà Phật, nó cũng như ta dùng chữ chiêm
niệm thôi mà.
Một lần nữa, Thủy muốn nói: Bài thơ Sen Hồng tuyệt lắm! Chỉ với 4 câu 28 chữ anh đã gói gọn được rất nhiều điều trong quan niệm về vạn vật đối với cả hai:
Ki-tô giáo và Phật giáo. . . Chỉ với bài thơ ngắn như vậy, Thủy đã nhận ra cái vẻ "Thiền" trong thơ anh đấy thôi. nếu đã là hay , là tuyệt sao ta lại không dùng?
Vũ Thủy mến
ReplyDeleteTheo như VT trình bày thì em có một tinh thần phá chấp rất cao.
Chính cái tinh thần phá chấp này nên thơ em
bay bổng nhẹ nhàng như bài Gọi Nắng Vào Tim đã được Phạm TRung phổ nhạc. Anh rât yên bài hát này.
Tuy nhiên thơ Thiền rất kén(ít)độc giả. Một bài thơ chỉ mong có một vài người đồng cảm là vui lắn rồi.
Chuc VT môt cuối tuần thật an bình.