Friday, April 20, 2018

Kỷ niệm với thi sỹ Bùi Giáng (phần cuối)

Bùi Giáng lúc nào cũng dễ thương, làm tôi cười, nhưng có lần. Ông nổi cơn điên làm tôi hoảng sợ ! cũng vì tôi thơ thẩn, thích đọc thơ Ông, nhưng thơ Bùi Giáng không dễ hiểu. Hôm ấy, tôi đọc được một bài thơ của Ông, trong đó có một câu thơ có hai chữ :" ngẫu nhĩ ", lại sẵn có Tác Giả đang ngồi dựa tường, nên tôi đọc câu thơ và hỏi:" Thầy ơi, câu thơ này có hai chữ " ngẫu nhĩ ", có phải " ngẫu " là ngẫu hứng, còn " nhĩ " là cái tai không Thầy ?( bây chừ tôi cũng quên câu thơ ấy rồi ), như vậy, " ngẫu nhĩ " là hứng tai, khoái tai, phải không Thầy ? 

Wednesday, April 18, 2018

Kỷ niệm với thi sỷ Bùi Giáng (phần 3)

Image result for bùi giáng
Tôi không chỉ có duyên gặp gỡ với Thi Sĩ Bùi Giáng, nhưng còn có duyên thân quen với một Văn Nhân Xứ Huế: Ông Trần Hát, giáo sư Anh Văn cấp 3 ở Huế. Trong biến cố 1975, gia đình Ông lánh nạn, chạy vào Sài Gòn, tạm trú ở nhà cô em vợ ở trong hẻm gần nhà tôi. Một hôm, tôi đã đóng cửa gian hàng, chuẩn bị lên lầu đi ngủ, bỗng con chó Luna sủa inh ỏi dồn dập, thò đầu vào khe cửa sắt. Tôi vội đi ra, nhìn qua khe cửa, thấy một Ông đang trải tấm ny lông trong góc sân, rồi ngồi dựa vào góc tường, hý hoáy viết. Điều đó cho tôi linh cảm: Ông không phải là một người ăn xin thường tình trên đường phố_ Tôi bèn mở cửa, ra gặp Ông, mở lời chào:" chào Anh " . Ông im lặng không nói gì. Tôi hỏi tiếp :" Anh ăn cơm chưa ?". Ông nói:" chưa ". Tôi nói :" Anh có cái hũ nào không, để tôi vào nhà lấy cơm, canh cho Anh " .Ông vội vàng đứng lên, nói :" để tôi chạy về nhà lấy hũ ". Tôi chờ Ông khoảng 10 phút, Ông trở lại với cái tô lớn và chiếc muỗng _ Và rồi từ hôm ấy, khi tôi vừa đóng cửa gian hàng, Ông lại ra góc sân nhà tôi với cái tô, muỗng trong túi xách, tôi tặng Ông một bữa tối đạm bạc : cơm, canh cá _ Sau đó, Ông miệt mài viết trong ánh sáng chập choạng của đèn đường, rồi ngủ qua đêm ở góc sân. Có lẽ, mỗi đêm Ông rời nhà với cái tô, muỗng, Ông nói cho vợ biết. Nên một hôm, tôi đang ngồi trò chuyện với Ông, thấy vợ Ông đến, nhìn Ông đang ăn, Chị im lặng không nói gì, tôi bèn hỏi thăm về Ông và gia cảnh Chị, và rồi được Chị tâm sự : Ông Xã tôi tên Trần Hát, trước 1975, Anh dạy Anh Văn cấp ba ở Huế, nhưng rồi biến cố 1975 xẩy đến, gia đình tôi 6 người : hai vợ chồng và bốn đứa con nhỏ, theo đoàn dân di tản vào Sài Gòn, ở trọ nhà em gái tôi trong hẻm gần đây. Anh ấy không tìm được việc làm, gia đình cô em cũng nghèo, không giúp chúng tôi được gì. Tôi phải đi bán vé số, Nhìn vợ con trong cảnh đói khổ mà bất lực, nên Anh hóa tâm thần. Nhưng Anh hiền lắm, ngày đêm im lặng, và vì ở nhà quá chật chội, nên Anh ra góc sân nhà chị để ngủ qua đêm ! _ Nhưng rồi, góc sân nhà tôi cũng không còn là chỗ trọ qua đêm của Giáo Sư Trần Hát nữa, khi căn nhà thuộc về chủ mới .

Kỷ niệm với thi sỹ Bùi Giáng (phần 2)

Related image
Có hôm tôi đi cất hàng ở Chợ Lớn về, đến ngã tư Trương Tấn Bửu / Lê Văn Sỹ, từ xa, thấy xe cộ nghẹt cứng, và khi chiếc xích lô chở tôi đến gần ngã tư, hóa ra : Bùi Giáng làm công an giao thông, đang đứng giữa ngã tư, vừa huýt còi vừa ra hiệu cho xe bốn phía, đám trẻ đứng hai bên đường, vỗ tay cười khoái chí, hoan hô : Bùi Giáng, Bùi Giáng.... Tôi nói anh xích lô dừng xe lại, rồi tôi thấy một thanh niên dừng chiếc xe đạp bên lề đường và đến chỗ Bùi Giáng, một tay kéo Ông, một tay chỉ vào vỉa hè, nhưng Ông nhất định không vào, miệng cứ huýt còi liên tục. Thấy vậy, tôi bèn xuống xe, đi lại bên Ông, dỗ nhẹ:" Thầy ơi, giờ này là giờ cao điểm, Thầy đứng giữa ngã tư như vậy, làm tắc nghẽn giao thông và rất nguy hiểm, có thể tài xế xe buýt, xe vận tải không để ý, cán Thầy đó. Thầy đi vào vỉa hè với con _Tôi không ngờ, Ông ngoan ngoãn đi theo tôi vào lề đường _ Mẹ tôi thấy một Ông điên, ngày nào cũng lẳng lặng vào nhà, ngồi dựa tường mấy tiếng đồng hồ, nên e ngại nói với tôi:" Phượng à, sao cái Ông điên này, ngày nào cũng vào nhà mình ngồi mấy tiếng như vậy ?" . Tôi trấn an Mẹ :" không sao đâu Mẹ ạ, Ông là một giảng sư đai học, lại là một Thi Sĩ nổi tiếng đấy. 

Monday, April 16, 2018

Ta là cát..ta sẽ về với bụi

Kỷ Niệm với thi sỹ Bùi Giáng


"Ai cũng có kỷ niệm. Ai cũng có lúc sống với kỷ niệm. Tuổi học trò có kỷ niệm của sân trường. Tình yêu vợ chồng có kỷ niệm của hôn nhân.( Tu sĩ sống đời Thánh Hiến cũng có kỷ niệm Ngày Thụ Phong, Tuyên Khấn ), kỷ niệm ở khắp nơi. Đã như thế, nơi nào có con người là có kỷ niệm. Kỷ niệm không bao giờ nhắc đến con ngươi, nhưng con người lại hay nhắc đến kỷ niệm. Chính con người tạo nên kỷ niệm, chứ kỷ niệm không bao giờ hiện hữu độc lập. Kỷ niệm là lối đi về, là sự nhắc nhở giữa hai người ."_ Tác Giả Nguyễn Tầm Thường đã nói về kỷ niệm như vậy._ Và quả thật, rất đúng với tôi, mỗi khi nhớ về hình ảnh một Nhà Thơ nổi tiếng trước 1975, mà những người yêu thơ đều biết đến danh Ông : Bùi Giáng _ Là một Thi Nhân với trái tim nhân ái, mở rộng với mọi đối tượng, không chỉ con người, nhưng với mọi thụ tạo của Thượng Đế. Trong bài thơ " Phụng Hiến ", Ông đã có những vần thơ : 

" Xin yêu mãi và yêu nhau mãi / 
Trần gian ôi ! cánh bướm, cánh chuồn chuồn / 
Tôi đã nguyện yêu trần gian nguyên vẹn / 
Hết tâm hồn và hết cả da xương " 

Sunday, April 1, 2018

NẮNG PHỤC SINH








Muôn lạy Chúa! Linh hồn con hớn hở
Bởi kỳ công Đức Chúa đã dựng nên
Đêm tàn rồi và bình minh rực sáng
Và Giêsu đã chiến thắng tử thần
Và nhân trần được lãnh nhận phúc trường sinh!

Kỳ diệu thay! Ôi, công trình của Chúa
“Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ
Lại trở nên đá tảng góc tường”
đường thánh giá bao khổ đau lệ ứa
chứa chan tình của Đấng chết vì yêu!

Người đã chết và phục sinh vinh hiển
Lệ đã khô và ánh sáng tràn trề
Đêm đã tàn và bình minh sáng chói
Con nghe được tiếng nói của Giêsu
Ru hồn con vào đường tình muôn thuở!

 cùng con! Xin Chúa ở cùng con!
Để con được phục sinh cùng với Chúa
Mỗi một ngày, xin đón ánh bình minh
Nắng lung linh rải ấm áp cho đời
Cho nụ cười luôn hạnh phúc trên môi!