Tuesday, October 29, 2013

"MÂN CÔI" HOA TÌNH YÊU


Cuối tháng mười con dâng lời cảm tạ
Mùa hoa lòng muôn triệu đóa nở tươi
Tháng "Mân Côi" yêu mến Mẹ mỉm cười
Dâng bất tận cho đời đang thánh hiến

Vườn "Mân Côi" thắng ác tà nguy biến
Bước huy hoàng hãnh tiến về nẻo ngay
Đường Mẹ đi dẫn bước con đêm ngày
Con có Mẹ hăng say đời vượt khó

Bến "Tình Yêu" Người đang chờ ta đó
Em thì thầm nói nhỏ với "Tình Yêu"
Anh Giêsu chí ái thương Anh nhiều
Lòng thanh thản bước đều theo Ánh Sáng

Hoa Mân Côi đâu chỉ nở một tháng
Mà suốt đời tim lai láng tình duyên
Hoa đơn sơ nhưng có vạn uy quyền
Muôn sóng cả nhưng thuyền đời vẫn vững

Mẹ dẫn đường cho ta vượt qua những,
chỗ nguy nan Mẹ đứng dẫn con qua
Lời Mân Côi đưa con đến tận nhà
Trong ân sủng tình Cha đời vĩnh phúc.

Trm Hương Thơ 
29.10.2013

Monday, October 28, 2013

Hồi Ức.




HỒI ỨC .
Phượng Hoàng

Tôi trưởng thành và vào đời trong thời điểm Sài Gòn mất tên , chuyển đổi từ thể chế Dân Chủ , Tự Do sang Cộng Sản , mà Cố Nhạc Sĩ Phạm Duy đã diễn tả bằng cung đàn :" Giờ nơi nước mình , niềm đau thay nỗi vui . Sài Gòn đã chết rồi , phải mang tên xác người !" _ Giai đoạn ấy , tôi như một kẻ đang phiêu bồng với mây trời trên núi cao , bất ngờ , một cơn lốc , hất tung xuống đáy vực ! _ Tôi đang có cuộc sống thanh thản như bao thư sinh của phố phường hoa lệ Hòn Ngọc Viễn Đông :" Làm học trò , không sách cầm tay . Có tâm sự , đi nói cùng cây cỏ " , với một khung cảnh gia đình bình lặng , đầm ấm , sum vầy . Bỗng , trận bão thời cuộc ập đến ! gia đình phân tán , kẻ ở người đi ..._ Mọi người trong gia đình phải đối đầu trong lo âu , sợ hãi từng ngày , vì sự khủng bố tinh thần của chính quyền địa phương , khi họ xếp gia đình tôi vào danh sách đi Kinh Tế Mới ! _ Suốt hai tuần lễ , họ mời Bố tôi qua Ủy Ban Nhân Dân Phường , từ sáng đến chiều , để cưỡng ép Bố tôi ký giấy hiến nhà cho chính phủ . Ban đầu , họ dụ dỗ,  sau đó họ đe dọa , nhưng vẫn không khuất phục được sự cương nghị của Bố . Nên cuối cùng,  họ trừng phạt : mất sổ mua nhu yếu phẩm . Cả gia đình bẩy người , phải mua gạo chợ đen , vừa đắt đỏ đã vậy , mà kẻ bán người mua đều phải mua bán chui ! _ Đó là lý do mà tôi phải vào nghành sư phạm ở mãi Tiền Giang , sau khi rớt Nha Khoa , vì nếu không đi học , tôi phải đi Thanh Niên Xung Phong trong danh sách của phường ._ Bế tắc cùng đường , không còn tìm ra lối thoát ! tôi suy sụp cả thể lý , tinh thần và tâm linh . Bước đi trong cuộc đời bằng những bước lê chán chường , mệt mỏi , thất vọng ! Ngày chủ nhật , đến nhà thờ dự lễ , như cái xác không hồn và chỉ là để giữ đúng luật đạo ! _Tôi đang trong tâm trạng thất thần , bất ổn như thế , mà lại phải học làm cô giáo dưới mái trường Xã Hội Chủ Nghĩa , quả là một cái nghề bất đắc dĩ ! tôi nực cười chế diễu chính mình : dạy dỗ cái chi cho đặng ! dạy mình còn chưa xong , dạy ai bây chừ !? _ Những " hạt sạn của tàn dư Mỹ Ngụy " còn chất đầy trong cái đầu , có " học tập cải tạo " đến khi " mặc áo sáu tấm " , cũng chẳng thể nào tẩy rửa được những Hạt Sạn Lấp Lánh như viên kim cương của mỹ từ Dân Chủ , Tự Do . Chính vì biết cái đầu mình  đầy sạn như thế , nếu phải học các môn khoa học xã hội , chắc chắn tôi không có ngày ra trường , trí óc tôi không thể nào tiếp nhận văn chương Bác , Đảng ! làm sao mà lều chõng đi thi tốt nghiệp . Thế nên , tôi chọn hai môn khoa học thực nghiệm : Hóa - Sinh cho hai năm bút nghiên ._ Trong hai năm ngồi ghế Cao Đẳng Sư Phạm Tiền Giang , tôi có một kỷ niệm , vừa vui , vừa lạ nhất trong đời : biết bắn súng AK ._ Thời điểm này , xẩy ra cuộc chiến biên giới phương Bắc , giữa VN và Trung Quốc , nên tất cả các lớp trong trường CĐSP đầu tiên ở Mỹ Tho , phải học quân sự . Chúng tôi được các Anh Bộ Đội , dạy lý thuyết một tuần lễ ở trường , về cấu trúc súng AK và cách bắn súng . _ Sau đó , học sinh toàn trường được chở về khu bưng biền , cách xa thành phố , để thi bắn súng . Tôi vừa lo , vừa sợ , nhưng điểm quân sự là điểm bắt buộc cho kỳ thi tốt nghiệp ._ Bãi bắn là một khu đất rộng mênh mông , không bóng cây . Cuối khu đất , một mô đất dài , rộng , cao hơn đầu người . Phía trước mô đất khoảng 10 mét , một dẫy bia bắn , cách khoảng 5 mét , với hình người và vòng tim bằng giấy , được đặt trên cái giá gỗ . Từng nhóm 15 người , cùng thi bắn một lượt , cách tấm bia khoảng 15 mét . Khi đến phiên tôi lên nhận súng và đạn , lần đầu tiên cầm vũ khí giết người ! nên lúc Anh bộ đội vừa đặt ba viên đạn vào lòng bàn tay , tôi sợ hãi , mặt tái đi , quăng ngay ba viên đạn xuống đất , làm cho Anh bộ đội , các Thầy Giáo và đám bạn chung quanh cười rộ lên . Rồi chị trưởng lớp phải cầm ba viên đạn , đi theo tôi đến bãi bắn , lắp đạn vào súng giùm tôi , kèm theo lời trấn an :" Phượng đừng sợ , cứ bình tĩnh nhắm bắn nhe " _ Tôi nằm rạp xuống đất cùng với 14 bạn khác , kê súng vào ngang vai , nhắm nòng súng vào vòng tim ở khoảng xa . Ngay lúc đó , tôi lấy lại bình tĩnh , vì nghĩ đến số điểm quân sự bắt buộc để ra trường . Và chợt nhớ đến nguyên tắc căn bản mà Anh bộ đội đã dạy ở lớp : viên đạn đi theo đường Parabol , muốn bắn trúng vào vòng tim , phải đặt nòng súng dưới vòng tim 1 ly _Vậy là , tôi thanh thản kê súng , chờ hiệu lệnh rồi ngắm bắn ba phát ! _ Khi tất cả 15 người đã bỏ súng xuống , đứng lên tại chỗ , chờ Ông Thầy đến từng bia bắn để làm hiệu về kết quả , đến bia bắn cuối cùng của tôi , thấy hai cánh tay của Thầy giơ thẳng lên ba lần , rồi cả một bãi bắn vang dội tiếng vỗ tay , reo hò ầm ĩ ! hóa ra , tôi là kẻ quán quân thiện xạ ! nhưng tôi ngờ nghệch , có lẽ chưa hoàn hồn vì ba phát súng , nên không biết sự gì , thủng thẳng cùng với các bạn vác súng đi xuống cuối bãi _ Các bạn cùng lớp ùa lại quanh tôi chúc mừng trong tiếng cười ngặt nghẽo , chị trưởng lớp vừa cười nắc nẻ vừa lên tiếng :" cầm đạn thì không dám cầm , mà bắn phát nào , trúng tim địch phát đó " . Lúc này , tôi mới cười toét , phát giác ra : mình bắn súng giỏi đến không ngờ ! _ Sau đợt học quân sự ít lâu , lại đến sự cố đi làm công trường thủy lợi , đào kênh ! với khẩu hiệu dụ dỗ ngọt như mía lùi :" đâu cần , thanh niên có . Đâu khó , có thanh niên " , hoặc : 
" Đời mình hy sinh , cho đời sau hưởng nhờ " _ Tôi ấm ức trong đầu : cứ hết đời này nối tiếp đời kia hy sinh , cuối cùng chỉ có Đảng hưởng nhờ ! Viết đến đây , tôi nhớ đến câu nói lừng danh , từ kinh nghiệm xương máu , của hai nhân vật lãnh đạo cao cấp , thoát thai từ cái nôi Cộng Sản : đương kim Tổng Thống Nga , Vladimir Putin :" Kẻ nào tin những gì cộng sản nói , là không có cái đầu . Kẻ nào làm theo lời của cộng sản , là không có trái tim " . Và cựu tổng bí thư đảng cộng sản Liên Sô , Mikhail Gorbachev :" Tôi đã bỏ nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản . Ngày hôm nay , tôi phải đau buồn mà nói rằng : Đảng cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá " _ Để đạt hiệu quả cao nhất trong lực lượng lao động của hàng ngàn sinh viên tuổi trẻ , " đỉnh cao trí tuệ " Ban Giám Hiệu Cao Đẳng Mỹ Tho , mà Ông Hiệu Trưởng , xuất thân là một người tập kết từ trong " đường mòn Cụ Hồ " ở dãy Trường Sơn thuở kháng chiến chống " Mỹ Ngụy " , đã đề xuất tiêu chuẩn ganh đua được qui định giữa các lớp , tùy theo sỉ số , mỗi lớp phải đạt được số mét đào kênh mỗi ngày theo ấn định . Với phương châm :" Lao động là vinh quang " , nên công sức miễn phí đã đành , mà việc ăn uống cũng phải tự túc ! mỗi tổ muốn ăn ngon , ăn dở , tự quản lý , thu gom tiền từ các tổ viên . Trong tổ tôi , có mình tôi là người Sài Gòn , các bạn thừa biết : người Sài Gòn không có sức dẻo dai như các bạn gia đình nông dân ở Bến Tre , Mỹ Tho , Cai Lậy , Long An và vụng về trong việc cuốc đất . Nên các bạn ưu tiên cho tôi , suốt hai tuần lễ , được ở nhà làm bếp . Tôi thầm cám ơn tấm lòng đại lượng , không ganh tỵ hơn thiệt của các bạn miền sông nước Cửu Long , đã dành phần tốt nhất cho tôi , không phải chân lấm tay bùn , lao động nặng nhọc giữa cái nắng gay gắt của nông trường . Nhưng đồng thời , tôi cũng cảm thấy lo âu về nhiệm vụ đầu bếp của mình ! vì từ nhỏ đến giờ , tôi có nấu cơm bao giờ đâu !_ Khi sống với gia đình , có Mẹ nấu bữa ăn cho cả nhà , tôi chỉ việc ăn học . Rồi thời gian học CĐSP , tôi ở trọ với Hai Bác chủ nhà , cách trường 10 phút đi bộ , cũng là người Công Giáo di cư năm 1954 . Hai Bác coi tôi như con trong nhà , nên tôi ăn cơm chung với gia đình Hai Bác ._ Bây giờ , lần đầu tiên làm chị nuôi cho nhóm bạn mười mấy người , tôi ý thức , các bạn làm việc cực nhọc cả ngày , chỉ trông vào bữa cơm tôi nấu , dù là món ăn đạm bạc canh rau , nhưng cũng phải ngon miệng để các bạn có sức cho việc "cày sâu cuốc bẩm " trong ngày kế tiếp ! _ Chúng tôi , mỗi tổ ở trọ trong một gia đình nông dân , cách nông trường khoảng 45 phút đi bộ , họ rất vui mừng chào đón chúng tôi , vì họ biết , chúng tôi đến đây đào kênh , giúp cho làng xã của họ trong việc dẫn thủy nhập điền , nên họ dành cho mọi ưu tiên trong nhà , từ chỗ ngủ đến củi nấu ăn . Căn nhà tổ tôi tạm trú , chỉ có một mình Bà Má quê chân chất , xuề xòa , vui tính , ngoài lục tuần , các con Má đã có gia đình , ở riêng . Nên rất ư thoải mái , tôi theo gót Má cả ngày . Má dậy sớm , trước chúng tôi , để nấu bữa ăn của Má . Ngày đầu tôi xuống bếp , Má nói :" cái bếp giờ là của mày đó , tao nấu từ sớm rồi , nước nấu ăn ở lu ngoài vườn " _Tôi yêu thích cách xưng hô , xử xự của Má , rất chân tình thân thương , làm cho tôi cảm thấy gần gũi ngay , không có khoảng cách e dè _ Tôi vo gạo xong , không biết đổ nước cỡ nào cho vừa , nên hỏi :" Má ơi ! con phải đổ nước tới đâu cho cơm chín tới , không bị nhão " . Má thủng thẳng bước ra vườn , nhổ bãi trầu , phẹt một cái vào gốc cây , vuốt miệng , ngoẻn cười hỏi :" mảy chưa nấu cơm bao giờ hả ?" . Tôi cười đáp :
" Dạ , chưa Má à , đây là lần đầu , con nấu cơm " _ Thế là Má dạy tôi cách nấu cơm , nấu canh thế nào cho cọng rau mềm mà vẫn xanh , cách kho cá , chiên trứng ..._ Những lúc nấu xong bữa ăn , tôi theo Má ra vườn trầu , vườn rau , vườn trái cây xung quanh nhà , xem Má hái trầu , hái rau , rồi phụ Má lượm những cành cây khô để làm củi.
Tôi thích thú , vừa đi theo Má , vừa hỏi đủ thứ , vì lần đầu tiên được vào vườn quê mà ! _ Má thấy tôi hỏi linh tinh , đối với Má , chắc là ngô nghê , nên Má hỏi sơ yếu lý lịch của tôi : "mày ở ngoài Bắc dzô hả ?" _ Tôi cười :" Dạ , không , gia đình con người Bắc , nhưng Ba Má con di cư vô Nam năm 1954 "_ Má hỏi tiếp :" dzậy mày ở Sài Gòn hả ? thấy mày không biết nấu cơm , tao đoán mày ở Sài Gòn " _ Tôi bật cười :" Má nói đúng thiệt , con ở Sài Gòn , nhưng về Mỹ Tho học , nhờ vậy mới gặp Má ở đây " _ Trong khu vườn rộng , im vắng , um tùm đủ thứ trái cây , chỉ có hai bóng người , một già một trẻ , nên Má thân tình nói nhỏ với tôi :" Ba Má mày chạy trốn mấy ổng , cuối cùng rồi cũng dính ! chắc khổ lắm phải hông ?" _Thiên địa ơi ! bất ngờ , tôi nghe một câu " chọc ghẹo " thật hóm hỉnh , không thể ngờ được từ một Bà Má chân quê ở bưng biền , nơi vùng đất mà có thể trước đây là nơi hoạt động nằm vùng của Việt Cộng , và biết đâu , Má cũng như bao Bà Má quê khác , phải tiếp tế gạo cho " mấy ổng "! _ Sau này , đám học trò Nhị Quí , Cai Lậy đã kể cho tôi nghe về hoàn cảnh sống của gia đình các em trước 1975 : để sống còn , người dân trong vùng sâu , vùng xa , bắt buộc phải sống hai mặt :" ngày quốc gia , đêm cộng sản " , hàng tháng , phải cung cấp gạo cho " mấy ổng " từ trong bưng lần mò về . Rồi không muốn bị thanh toán , bắt cóc . Người cha hoặc con trai trong gia đình , phải theo " mấy ổng " đi tập kết . Nên hầu hết , các em thuộc thành phần : gia đình liệt sĩ / có công với cách mạng ._ Tôi nhớ , năm đầu tiên về trường nhận lớp phụ trách . Ngày khai trường , tôi đứng ở hành  lang chào đón các em , thấy có một em từ cổng trường đi vào , hai ống quần vén cao trên đầu gối , đi chân trần , mà trên vai lại đeo lủng lẳng đôi dép . Tôi ngỡ ngàng hỏi em :" Sao có dép , em không đi , mà lại đeo dép trên vai như thế ?" _ Em e thẹn , không  nói gì , vội vã vào lớp ._ Cậu học trò đứng cạnh tôi , có anh trai là sĩ quan công an ở TP. Hồ Chí Minh , có cậu ruột đi tập kết , sau này là lớp trưởng trong lớp tôi chủ nhiệm , và là học sinh giỏi , đặc biệt xuất sắc môn tôi dạy : Pháp Văn ._ Khi học ở CĐSP , tôi theo ban Hóa /Sinh  , nhưng khi về trường Nhị Quí , chị Hiệu Trưởng thấy tôi ỏ Sài Gòn về , bèn ngỏ ý :" Phượng có thể dạy môn sinh ngữ được không ?" _ Thuở ấy , trường cấp hai ở miền quê , thiếu giáo viên Anh / Pháp trầm trọng , vì các giáo viên được đào tạo từ chế độ cũ bị sa thải , và học sinh không được tự do chọn môn sinh ngữ , nhưng do nhà trường qui định , nên một số nhỏ may mắn mới được học Anh Văn , còn lại đa số phải học Pháp Văn , nên các lớp Pháp nhiều hơn Anh  . Thế nên khi nghe tôi trả lời :" Chị muốn xếp cho em dạy Pháp Văn hay Anh Văn cũng được " _ Chị mừng húm , nở nụ cười thật tươi , rồi xếp cho tôi phụ trách Pháp Văn hai khối lớp sáu và lớp chín . Nên cả tuần lễ , từ thứ hai đến thứ sáu , tôi không có một giờ trống tiết nào , ngày ngày phải đứng lớp bốn tiết mới đủ giờ . Nhưng bù lại , tôi được " làm vua một cõi " trong ba năm dạy học . Thuở ấy , giáo viên đứng lớp , bắt buộc phải soạn giáo án . Riêng tôi , chẳng giáo án gì cả , mà cũng chẳng theo cuốn sách mẫu ( sách giáo khoa Pháp Văn ) của phòng giáo dục , huyện Cai Lậy phát cho giáo viên . Vì tôi đọc sơ qua cách trình bày dàn bài , tôi thấy không " Logic " gì cả ! _ Nên mỗi khi lên lớp , tôi chỉ lấy " bài chính tả " từ cuốn sách mẫu , rồi tôi giảng dạy hoàn toàn theo phương pháp cuốn " ngôn ngữ và văn minh Pháp " ( Cours De Langue ) mà tôi đã học ở trung học , trước 1975 ._ Và một điều thích thú nữa : chẳng bao giờ có ai dự lớp , kể cả những lúc có ban thanh tra ở phòng giáo dục huyện Cai Lậy về dự giờ các lớp . Có lẽ , các " ngài " không biết Pháp Văn , nên có dự cũng vô ích , biết đâu mà nhận xét , phê bình (?) . Còn Ông Hiệu Trưởng  mới trường Nhị Quí ( Chị Hiệu Trưởng  cũ , chẳng có bằng cấp gì , nhưng gia đình có công với cách mạng , nên được làm hiệu trưởng , đã thuyên chuyển về Phòng Giáo Dục ), trình độ cũng mới học lớp năm , vì từ trong bưng ra , chỉ có công với nhà nước XHCN , nên được thăng quan tiến chức lên Hiệu Trưởng ! _Tôi trở lại câu chuyện " cậu bé đeo dép trên vai " : cậu học trò trưởng lớp bèn nói :" gia đình nó liệt gân đó cô . Tôi trố mắt , không hiểu , hỏi lại :" em  nói vậy , nghĩa là sao?" _ Em cười toét :" liệt sĩ đó !" _ Và rồi em cho tôi biết : cậu bé học trò kia có gia cảnh khó khăn , Ba đi tập kết , bỏ xác nơi đâu đó ở Đất Bắc hay dẫy Trường Sơn ! một mình Má làm ruộng nuôi đàn con thơ , nghèo túng , nên em đeo đôi dép lên vai , không dám đi , sợ mòn , sợ bẩn . Vì em chỉ có một đôi " dép vía "để đi học , đi đám giỗ và đi trong những ngày lễ Tết . Thế nên , đôi chân chai sạn vì bùn lầy sỏi đá , vẫn không thương đôi chân cho bằng đôi dép ! _ Hai năm ngồi ghế CĐSP ở Mỹ Tho và ba năm vào đời , làm cô giáo ở Nhị Quí . Tôi được chứng kiến những cảnh cùng khổ của những con người cùng khổ nơi vùng quê thanh bình , nơi " khỉ ho cò gáy " của đất nước . Bỗng dưng , Niềm Đau của tôi biến mất , tôi thoát ra khỏi nỗi đau , nỗi vị kỷ vây kín con người mình , để an vui chấp nhận thực trạng mới , miệt mài đem kiến thức , góp phần khai trí cho các em . Tôi thấy thương thế hệ các em ," sinh sau đẻ muộn " , lớn lên trong môi trường Cộng Sản , không có trải nghiệm về cụm từ Dân Chủ _ Tự Do , làm sao có thể so sánh sự khác biệt giữa hai thể chế (!?) _ Tôi nhớ đến những dòng Hồi Ký của Nhạc Sĩ Tô Hải , một người đã gia nhập Đảng Cộng Sản từ năm 1949 , và rồi bước vào tuổi bát niên , Ông đã Sám Hối một cách vật vã :" Gần hết cuộc đời , tôi vẫn chỉ là con đại bàng cánh cụt , chạy lè tè trên mặt đất mà vẫn vấp ngã đến gãy mỏ , trụi lông , vừa là tội đồ vừa là tòng phạm . Thôi thì , xin làm con sói của Alfred De Vigny , con bói cá của Musset , tru lên tiếng rú cuối cùng , phanh ngực xé lòng , hiến cho lịch sử một mẫu trái tim , một mẫu trí óc , một chút hơi tàn của thân xác . Hy vọng rằng , sau khi đọc hồi ký này , người đọc sẽ thương cảm cho tôi , cho các bạn tôi , những người ngây thơ tội nghiệp , cả cuộc đời bị dối lừa và đi lừa dối người khác một cách vô ý thức . Nếu các bạn bên trời Âu Mỹ , cảm thấy lạc lõng nơi xứ người . Còn chúng tôi , đau đớn hơn các bạn , thấy mình lạc lõng ở chính đất nước mình , ngay giữa lòng con cháu mình . Một Cuộc Tha Hương Trên Đất Mẹ !!!" _ Ngày hôm nay , tôi được nhận mảnh đất Canada làm quê hương thứ hai , cho Một Cõi Đi Về , và cũng như vài triệu kiều bào trên khắp năm châu , đang được hưởng cái An Lạc của Thiên Đường Hạ Giới đó đây trong một nền Dân Chủ Tự Do . Quả thật ,
 " chúng tôi may mắn , là nhân chứng của nhiều sự hưng vong của bao chế độ và cuối cùng , nhìn tận mắt sự sụp đổ ngoạn mục của chế độ Cộng Sản bạo tàn khắp thế giới . Đó cũng là một niềm an ủi cuối đời cho thế hệ chúng tôi , những người chống Cộng Sản phải bỏ nước ra đi..."_ Đó là những lời tâm tình của cựu Đại Tá Không Quân VNCH : Đặng Duy Lạc , đang định cư Xứ Cờ Hoa . 


Sunday, October 27, 2013

NỖI NIỀM DÂNG MẸ




Sáng nay con dâng Mẹ
Chút hương đau thiệt thòi
Thấm đượm tình con thảo
Gởi vào chuỗi Mân Côi!

Con xin là nụ hoa
Một nụ hoa bé nhỏ
Mang hương sắc hiền hòa
Hoa nhường nhịn khiêm nhu

Mẹ là gió mùa thu
Cho đời con tươi mát
Mẹ là câu hát ru
Cho đời con an bình.

Nép mình trong tay Mẹ
Con thả hồn vào thơ
Những nỗi buồn vu vơ
Dâng về Mẹ dấu ái!

                Hoa Mặt Trời

Sống và Viết.



SNG và VIT

Con mun viết nhng gì mà con sng
Và c sng nhng gì con viết ra
Đi rt tĩnh mà li luôn rt đng
SNG và VIT, hai cái khác nhau xa!
            Bn-nhân-con nh hơn hn người ta
            Nhưng mơ ước li cao xa quá mc
            Xin hãy dit trong con tính kiêu sa
            Đ con đây làm vinh danh Chúa tht
Con ch viết nhng gì lòng con cm
Ly Chúa Tri, con không dám điêu ngoa
Con bo v S Tht và Công Lý
Sao người ta li li không thích, khinh chê?
            Nếu con viết nhng điu sai Ý Chúa
            Ly Chúa Tri, xin “giết chết” con ngay!
            Đng đ con viết điu sai như thế
            Xin cho con hóa ngu trn kiếp này!
Thà con ngu đ con được có Chúa
Gii làm gì, khi con phi mt Ngài?
Đng như thế, ly Ngài, xin dy d
Giêsu ơi, hãy bóp nát tim này!
TRM THIÊN THU
Đêm 27-10-2013

Saturday, October 26, 2013

Đứa bé bên lề đường.



Đứa Bé Bên lề Đường.
Nhạc & Slideshow: Phạm Trung.
Trình bày: Ngọc Phượng.
Studio & Mix: Hoàng Trọng Thảo.




LỜI NHẮN GỞI VỀ EM,
NHỮNG EM BÉ LANG THANG GIỮA THÀNH PHỐ SÀI GÒN

Sợi khói nào làm cay mắt em
Hỡi em bé lang thang giữa thành phố Sài Gòn
Có còn ai cho em nương tựa
Hay chỉ còn một ghế đá giữa công viên?

Sợi khói nào có thể chuyên chở nổi
Những ước mơ nóng hổi được yêu thương
Em khát khao, khát khao một vòng tay ấm
Khi em lầm lũi bước đi dưới gió lạnh Sài Gòn?

Đôi mắt em mòn mỏi ánh chờ mong
Buồn hiu hắt mỗi khi chiều buông xuống
Biết về đâu để được uống chút ngọt ngào
Biết về đâu để được ăn chút thức ăn của mẹ?

Tôi ước mình là gió nhẹ mùa thu
Ru em ngủ những đêm sầu quạnh quẽ
Tôi ước mình có cánh tay mạnh mẽ
Để bảo vệ em giữa những đen tối của cuộc đời!

Lời ước của tôi, em có nghe chăng
Hỡi em bé lang thang giữa thành phố sài Gòn?
Đừng mòn mỏi, đừng chôn vùi hy vọng
Dũng cảm lên em, hãy như lá xanh vươn mình đón nắng!!!

                15/9/2013
                Hoa Mặt Trời

Thursday, October 24, 2013

Tình Ngài.


Tình Ngài

Tình Ngài là ánh mặt trời,
Chẳng thiêu chẳng đốt cõi đời bao la.
Tình Ngài là một bông hoa,
Không tàn không úa, không già héo hon.
 Tình Ngài ý nghĩ chờ mong,
Chẳng như cánh hạc bay không trở về.
Tình Ngài là mối tình si.
Tình không quên lãng không hề bỏ rơi.
Tình Ngài trầm lắng thảnh thơi,
Không gì xao động cõi đời riêng ta.
Tình Ngài như một vắng xa,
Khiến ta tưởng nhớ, khiến ta đợi chờ.
Tình Ngài hiện hữu từng giờ.
Vút lên nhè nhẹ lời thơ ân tình.
Tình Ngài chia sẻ tâm linh,
Là Lời Hằng Sống bùng lên lửa lòng,
Là phần gia nghiệp trông mong,
Là niềm hoan lạc tình nồng đắm say.
Tình Ngài thơm ngát trời mây.
Thánh Danh ngời sáng, hương bay ngọt ngào.
Tình Ngài như một lời chào
Bình an đằm thắm dạt dào niềm tin.
Đức Kitô, Chúa Phục Sinh,
Đấng ban sự sống, cuộc tình thiên thu.
 
Gioa-Kim

(Phỏng dịch bài L’amour  de Dieu của Daniel Vaukaire)